Mùa hè sáng tạo
OLP'18 - Thư viện PMNM
OLYMPIC TIN HỌC SINH VIÊN VIỆT NAM NĂM 2018
Thư viện cho khối thi “Phần mềm nguồn mở” Thư viện nguồn mở chínhArduino ESP32: dự án phần cứng nguồn mở của thế giới, được hỗ trợ bởi cộng đồng IoT Maker Vietnam [1] Scikit Learn: scikit-learn là bộ công cụ sử dụng ngôn ngữ python, hỗ trợ các thuật toán khai phá dữ liệu và học máy. [2] M.E.O 2.0 Project: nền tảng mã nguồn mở Việt Nam của nhóm Maker Hanoi được xây dựng dựa trên NodeRed và một số IoT Platform sẵn có. Dự án có thiết kế mở cả phần cứng dưới dạng board mạch đồng hồ thông minh sử dụng chip Esp32. [3]
Các đội tuyển sẽ đọc, nghiên cứu, phân tích, và tìm hiểu các thư viện, dự án nguồn mở này để nắm được các chức năng chính, các giao tiếp, các thành phần (module) chính, cách sử dụng và cách mở rộng tính năng trong bộ thư viện và dự án.
Nội dung đề thi cho phần thi “Phần mềm nguồn mở” (viết tắt PMNM) sẽ bao gồm: ● Thêm mới hoặc cải tiến tính năng cho một dự án PMNM là M.E.O Project và ESP32, sử dụng bộ công cụ scikit-learn trong vòng 8 tiếng tại nơi thi (theo phong cách Hackathon [5]). Yêu cầu "thêm mới/cải tiến" sẽ được Ban Tổ Chức công bố trước khi thí sinh vào phòng thi. ● Thực nghiệm, tích hợp M.E.O Project, thiết bị ESP32 với scikit-learn và trình diễn trước Ban Tổ Chức. PythonPython (cùng HTML, JavaScript và CSS) là ngôn ngữ lập trình được chọn sử dụng trong nội dung thi “Mã nguồn mở” năm nay xoay quanh chủ đề phát triển các ứng dụng nguồn mở trên nền tảng IoT và điện toán đám mây. Arduino Arduino là một cộng đồng mã nguồn mở thiết bị nhúng bao gồm cả phần cứng và Arduino IDE. Được giới thiệu vào năm 2005, Những nhà thiết kế của Arduino cố gắng mang đến một phương thức dễ dàng, không tốn kém cho những người yêu thích, sinh viên và giới chuyên nghiệp để tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường thông qua các cảm biến và các cơ cấu chấp hành. Những ví dụ phổ biến cho những người yêu thích mới bắt đầu bao gồm các robot đơn giản, điều khiển nhiệt độ và phát hiện chuyển động. Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá nhân thông thường và cho phép người dùng viết các chương trình cho Arduino bằng ngôn ngữ C hoặc C++. GitGit là công cụ quản lý mã nguồn được sử dụng rất nhiều tại các dự án mã nguồn mở trên thế giới. Sinh viên cần thiết phải tìm hiểu Git và sử dụng git để nộp kết quả bài thi thông qua git diff và đẩy pull request lên tới kho mã nguồn của BTC. Thư viện phụ thuộcNodeRed: nền tảng hỗ trợ kết nối nhiều loại thiết bị IoT, các API và các dịch vụ từ các nhà cung cấp khác. NodeRed cung cấp các tiện ích hỗ trợ thông qua giao diện trực quan với yếu tố chính là các luồng làm việc (flow). Người dùng có thể định nghĩa, tuỳ chỉnh các luồng làm việc theo đầu vào (input) để nhận dữ liệu từ các hệ thống, biến đổi chuyển hoá dữ liệu (function) để gửi dữ liệu đến các hệ thống bên ngoài thông qua các đầu ra (output). Trong M.E.O Project [3] đã tích hợp sẵn NodeRed [4] và định nghĩa sẵn input, output để giúp người phát triển làm việc mới mạch esp32. numpy [8]: thư viện cơ bản phục vụ cho việc tính toán khoa học: biểu diễn và hỗ trợ các phép toán trên ma trận, hỗ trợ các phép toán đại số tuyến tính Scipy [9]: thư viện hỗ trợ để thực hiện các phép toán Các thư viện sử dụng trên Arduino ESP32: [10] [11] [12] [13]
Hình ảnh mẫu thiết bị đồng hồ thông minh ESP32 Tính năng chính: có màn hình hiển thị Oled 1.3, cảm biến 6050 - gia tốc và gyro, đồng hồ thời gian thực ds3231, bộ thu phát điều khiển hồng ngoại IR.
Dữ liệu mẫu được thu thập bằng thiết bị và gán nhãn theo các hành động có sẵn. Mô tả sơ bộ của dữ liệu gồm 7 thuộc tính và 1 nhãn: - Ax: số thực mô tả toạ độ - Ay: số thực mô tả toạ độ - Az: số thực mô tả toạ độ - Yaw: số thực mô tả toạ độ - Pitch: số thực mô tả - Roll: số thực mô tả - Time: đơn vị millisecond, tổng thời gian thu thập dữ liệu - Category: nhãn thể hiện loại hành động của bộ dữ liệu Những điểm mới và thay đổi trong cuộc thi OLP FOSS 2018So với các cuộc thi Olympic Nguồn mở những năm 2013 trở về trước, cuộc thi OLP FOSS 2018 có những điểm thay đổi như sau:
Về hướng ra đề thiBài thi sẽ tập trung vào việc xây dựng thêm a) dịch vụ kết nối thiết bị ESP32 với M.E.O và NodeRed để giải quyết một bài toán IoT và b) thu thập và xử lý các dữ liệu từ ESP32. Tất cả các dịch vụ được yêu cầu đóng gói và chạy trên Docker container. Đề bài sẽ được công bố ngay trước khi thi. Về số lượng sinh viên tham gia
Về môi trường phát triểnA. Laptop: Khuyến khích cấu hình laptop như bên dưới hoặc tương đương.
B. Môi trường:
C. Công cụ:
Tiêu chí đánh giáMột số tiêu chí đánh giá kết quả cuộc thi là:
Gợi ýĐể thực hiện tốt bài thi, thí sinh cần làm quen với M.E.O, ESP32, scikit-learn và cần nắm vững các thao tác làm việc với Docker. Thời gian làm bàiThời gian cho cuộc thi trong ngày là 07 (bảy) tiếng, từ 07h30 sáng tới 14h30 trong ngày thi. Sau đó các đội cần trình bày sản phẩm từ 14h30 tới 15h30. Giải thưởngTheo qui chế của OLP Tin học [6], giải chính thức gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Hội đồng giám khảo sẽ căn cứ vào chất lượng các bài thi để đề nghị số lượng giải thưởng. Thông tin tham khảo[1] Docker: https://github.com/espressif/arduino-esp32 [2] Scikit-learn: http://scikit-learn.org/stable/ [3] M.E.O Project: https://github.com/makerhanoi/meo-guide [4] NodeRed: https://nodered.org/ và https://github.com/node-red [5] Hackathon là gì: https://en.wikipedia.org/wiki/Hackathon [6] Chương trình tổng thể: http://www.olp.vn/olympic/noi-quy [7] Arduino Ide https://www.arduino.cc/en/Main/OldSoftwareReleases [8] Numpy http://www.numpy.org/ [9] Scipy https://www.scipy.org/ [10] Oled 1.3 (SH1106) - u8g2 : https://github.com/olikraus/u8g2 [11] Mpu6050 – i2cdev : https://github.com/jrowberg/i2cdevlib [12] Ds3231: https://github.com/jarzebski/Arduino-DS3231 & http://arduino.vn/bai-viet/369-giao-tiep-i2c-va-su-dung-module-realtime-clock-ds1307 [13] IR library: https://github.com/z3t0/Arduino-IRremote
Các cộng đồng nguồn mở hỗ trợ cho cuộc thi Vietnam OpenStack Facebook: https://www.facebook.com/VietOpenStack/ Group: https://www.facebook.com/groups/vietstack/ Slack: https://vietops.herokuapp.com/
Docker Hanoi Facebook: https://www.facebook.com/dockerhanoi Group: https://www.facebook.com/groups/containervietnam/
Maker Hanoi Website: https://makerhanoi.org Facebook: https://www.facebook.com/makerhanoi/ Meetup: https://www.meetup.com/Ha-Noi-Maker-Meetup/ |
OLP'17 - Thư viện Phần mềm nguồn mở
OLYMPIC TIN HỌC SINH VIÊN VIỆT NAM NĂM 2017
Thư
viện nguồn mở chính Docker: nền tảng ảo hóa mức hệ điều hành cung cấp cho người dùng cuối môi trường triển khai nhanh chóng, tiện ích. [1]. ESP8266: dự án phần cứng nguồn mở của thế giới, được hỗ trợ bởi cộng đồng IoT Maker Vietnam. [3] M.E.O Project: nền tảng mã nguồn mở Việt Nam của nhóm Maker Hanoi được xây dựng dựa trên NodeRed và một số IoT Platform sẵn có. [4]
Các đội tuyển sẽ đọc, nghiên cứu, phân tích, và tìm hiểu các thư viện, dự án nguồn mở này để nắm được các chức năng chính, các giao tiếp, các thành phần (module) chính, cách sử dụng và cách mở rộng tính năng trong bộ thư viện và dự án.
Nội dung đề thi cho phần thi “Phần mềm nguồn mở” (viết tắt PMNM) sẽ bao gồm: ● Thêm mới hoặc cải tiến tính năng cho một dự án PMNM là M.E.O Project trong vòng 8 tiếng tại nơi thi (theo phong cách Hackathon [5]). Yêu cầu "thêm mới/cải tiến" sẽ được Ban Tổ Chức công bố trước khi thí sinh vào phòng thi. ● Thực nghiệm, tích hợp M.E.O Project với Docker, thiết bị ESP8266 và trình diễn trước Ban Tổ Chức. PythonPython (cùng HTML, JavaScript và CSS) là ngôn ngữ lập trình được chọn sử dụng trong nội dung thi “Mã nguồn mở” năm nay xoay quanh chủ đề phát triển các ứng dụng nguồn mở trên nền tảng IoT và điện toán đám mây. Arduino Arduino là một cộng đồng mã nguồn mở thiết bị nhúng bao gồm cả phần cứng và Arduino IDE. Được giới thiệu vào năm 2005, Những nhà thiết kế của Arduino cố gắng mang đến một phương thức dễ dàng, không tốn kém cho những người yêu thích, sinh viên và giới chuyên nghiệp để tạo ra những thiết bị có khả năng tương tác với môi trường thông qua các cảm biến và các cơ cấu chấp hành. Những ví dụ phổ biến cho những người yêu thích mới bắt đầu bao gồm các robot đơn giản, điều khiển nhiệt độ và phát hiện chuyển động. Đi cùng với nó là một môi trường phát triển tích hợp (IDE) chạy trên các máy tính cá nhân thông thường và cho phép người dùng viết các chương trình cho Aduino bằng ngôn ngữ C hoặc C++ GitGit là công cụ quản lý mã nguồn được sử dụng rất nhiều tại các dự án mã nguồn mở trên thế giới. Sinh viên cần thiết phải tìm hiểu Git và sử dụng git để nộp kết quả bài thi thông qua git diff và đẩy pull request lên tới kho mã nguồn của BTC. Thư viện phụ thuộcNodeRed: nền tảng hỗ trợ kết nối nhiều loại thiết bị IoT, các API và các dịch vụ từ các nhà cung cấp khác. NodeRed cung cấp các tiện ích hỗ trợ thông qua giao diện trực quan với yếu tố chính là các luồng làm việc (flow). Người dùng có thể định nghĩa, tuỳ chỉnh các luồng làm việc theo đầu vào (input) để nhận dữ liệu từ các hệ thống, biến đổi chuyển hoá dữ liệu (function) để gửi dữ liệu đến các hệ thống bên ngoài thông qua các đầu ra (output). Trong M.E.O Project [2] đã tích hợp sẵn NodeRed và định nghĩa sẵn input, output để giúp người phát triển làm việc mới mạch esp8266. Những điểm mới và thay đổi trong cuộc thi OLP FOSS 2017So với các cuộc thi Olympic Nguồn mở những năm 2013 trở về trước, cuộc thi OLP FOSS 2017 có những điểm thay đổi như sau: 1. Bỏ phần thi câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Phần mềm Nguồn mở. 2. Bỏ phần thi trắc nghiệm về các thư viện Nguồn mở. 3. Bỏ phần thi lập trình dạng thuật toán theo chủ đề. 4. Thay vào đó, đề thi năm nay tập trung vào một phần mềm thực tế hoặc/và một thư viện nguồn mở phổ biến. 5. Trong toàn bộ thời gian thi, thí sinh chỉ tập trung giải một bài toán duy nhất do Ban Tổ Chức công bố trước khi thi. 6. Thí sinh sẽ phải trình diễn kết quả thi vào cuối buổi thi trong thời gian 5 phút. 7. Thí sinh sẽ phải làm quen với kỹ năng lập trình nhúng, mã nguồn mở Adruino Về hướng ra đề thiBài thi sẽ tập trung vào việc xây dựng thêm dịch vụ kết nối thiết bị ESP8266 với M.E.O và NodeRed để giải quyết một bài toán IoT, tất cả các dịch vụ được yêu cầu đóng gói và chạy trên Docker container. Đề bài sẽ được công bố ngay trước khi thi. Về số lượng sinh viên tham gia1. Ban tổ chức không hạn chế số lượng đội sinh viên tham gia cuộc thi OLP FOSS 2017. 2. Tuy nhiên, mỗi đội sinh viên có số sinh viên tham gia tối đa là 03 (ba) người. 3. Ban tổ chức sẽ cung cấp 02 (hai) máy tính (PC) cùng mạch thiết bị ESP8266 và khuyến khích sinh viên áp dụng lập trình cặp (pair programming). 4. Sinh viên được quyền mang và sử dụng laptop cá nhân. 5. Sinh viên được khuyến khích tương tác cùng các cộng đồng nguồn mở tại Việt Nam như Vietnam OpenStack, Docker Hanoi, Maker Hanoi, IoT Maker Vietnam để chuẩn bị kiến thức trước khi thi. Về môi trường phát triểnA. Laptop: Khuyến khích cấu hình laptop như bên dưới hoặc tương đương. 1. CPU core i5 3.00 GHz hoặc tương đương. 2. RAM 4GB hoặc nhiều hơn. 3. Internet connection (LAN hoặc Wireless). B. Môi trường: 4. Ubuntu 16.04 64 bit. 5. Trình biên dịch IDE Adruino Tiêu chí đánh giáMột số tiêu chí đánh giá kết quả cuộc thi là: 1. Mức độ tối ưu, cải thiện công năng/sửa lỗi. 2. Độ hoàn thiện cũng như tính sáng tạo của giải pháp IoT. 3. Mã nguồn trong sáng, rõ ràng, có tài liệu đầy đủ thể hiện tính nguồn mở. Gợi ýĐể thực hiện tốt bài thi, thí sinh cần làm quen với M.E.O, ESP8266 và cần nắm vững các thao tác làm việc với Docker. Thời gian làm bàiThời gian cho cuộc thi trong ngày là 07 (bảy) tiếng, từ 07h30 sáng tới 14h30 trong ngày thi. Sau đó các đội cần trình bày sản phẩm từ 14h30 tới 15h30. Giải thưởngTheo qui chế của OLP Tin học [6], giải chính thức gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Hội đồng giám khảo sẽ căn cứ vào chất lượng các bài thi để đề nghị số lượng giải thưởng. Thông tin tham khảo[1] Docker: https://www.docker.com/ [2] NodeRed: https://nodered.org/ và https://github.com/node-red [3] ESP8266: https://github.com/esp8266vn/ và https://esp8266.vn/ [4] M.E.O Project: https://github.com/makerhanoi/meo-guide [5] Hackathon là gì: https://en.wikipedia.org/wiki/Hackathon [6] Chương trình tổng thể: http://www.olp.vn/olympic/noi-quy [7] Arduino Ide https://www.arduino.cc/en/Main/OldSoftwareReleases
Các cộng đồng nguồn mở hỗ trợ cho cuộc thi Vietnam OpenStack Facebook: https://www.facebook.com/VietOpenStack/ Group: https://www.facebook.com/groups/vietstack/ Slack: https://vietops.herokuapp.com/
Docker Hanoi Facebook: https://www.facebook.com/dockerhanoi Group: https://www.facebook.com/groups/dockerhanoi Slack: http://docker-hanoi.herokuapp.com/
Maker Hanoi Website: https://makerhanoi.org Facebook: https://www.facebook.com/makerhanoi/ |
Thư viện PMNM cho OLP'16 (new)
Thư viện nguồn mở chínhDjango: Thư viện chính được sử dụng trong dự án con Horizon [1] trong OpenStack, là một ứng dụng web cung cấp giao diện hỗ trợ tương tác giữa người dùng và các tính năng của các dự án khác trong OpenStack như Nova, Neutron, Glance ... Horizon được xây dựng từ framework Django [2] trên nền ngôn ngữ lập trình Python. Docker: nền tảng ảo hóa mức hệ điều hành cung cấp cho người dùng cuối môi trường triển khai nhanh chóng, tiện ích. [3]. cAdvisor: Công cụ giám sát tài nguyên sử dụng của Google. cAdvisor [4] cung cấp RESTful API để lấy các thông tin sử dụng tài nguyên từ các máy ảo OpenStack triển khai Docker.
Các đội tuyển sẽ đọc, nghiên cứu, phân tích, và tìm hiểu thư viện và dự án nguồn mở này để nắm được các chức năng chính, các giao tiếp, các thành phần (module) chính, cách sử dụng và cách mở rộng tính năng trong bộ thư viện và dự án.
Nội dung đề thi cho phần thi “Phần mềm nguồn mở” (viết tắt PMNM) sẽ bao gồm: · Thêm mới hoặc cải tiến tính năng cho một dự án PMNM có tên gọi OpenStack Horizon trong vòng 8 tiếng tại nơi thi (theo phong cách Hackathon [5]). Yêu cầu "thêm mới/cải tiến" sẽ được Ban Tổ Chức công bố trước khi thí sinh vào phòng thi. · Thực nghiệm, tích hợp Docker và cAdvisor với Horizon. HorizonHorizon là dự án con trong OpenStack, là một ứng dụng web cung cấp giao diện hỗ trợ tương tác giữa người dùng và các tính năng của các dự án con trong OpenStack như Nova, Neutron, Glance ... Horizon được xây dựng từ framework Django trên nền ngôn ngữ lập trình Python. PythonPython (cùng HTML, JavaScript và CSS) là ngôn ngữ lập trình được chọn sử dụng trong nội dung thi “Mã nguồn mở” năm nay xoay quanh chủ đề phát triển các ứng dụng nguồn mở trên nền điện toán đám mây. GitGit là công cụ quản lý mã nguồn được sử dụng rất nhiều tại các dự án mã nguồn mở trên thế giới. Sinh viên cần thiết phải tìm hiểu Git và sử dụng git để nộp kết quả bài thi thông qua git diff và đẩy pull request lên tới kho mã nguồn của BTC. Thư viện phụ thuộcd3js là thư viện giúp mô hình hóa dữ liệu dưới dạng đồ thị, biểu đồ. D3js được tích hợp sẵn trong Horizon và được sử dụng trong nhiều thành phần giao diện.
Những điểm mới và thay đổi trong cuộc thi OLP FOSS 2016So với các cuộc thi Olympic Nguồn mở những năm 2013 trở về trước, cuộc thi OLP FOSS 2016 có những điểm thay đổi như sau: 1. Bỏ phần thi câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về Phần mềm Nguồn mở. 2. Bỏ phần thi trắc nghiệm về các thư viện Nguồn mở. 3. Bỏ phần thi lập trình dạng thuật toán theo chủ đề. 4. Thay vào đó, đề thi năm nay tập trung vào một phần mềm thực tế hoặc/và một thư viện nguồn mở phổ biến. 5. Trong toàn bộ thời gian thi, thí sinh chỉ tập trung giải một bài toán duy nhất do Ban Tổ Chức công bố trước khi thi. Về hướng ra đề thiBài thi sẽ tập trung vào việc xây dựng thêm giao diện hỗ trợ mới nhằm tối ưu hóa hoặc/và cải thiện việc tự động cấp phát/thay đổi tài nguyên cho Docker, triển khai thông qua OpenStack. Đề bài sẽ được công bố ngay trước khi thi. Về số lượng sinh viên tham gia
Về môi trường phát triểnA. Laptop: Khuyến khích cấu hình laptop như bên dưới hoặc tương đương.
B. Môi trường:
Tiêu chí đánh giáMột số tiêu chí đánh giá kết quả cuộc thi là: 1. Mức độ tối ưu, cải thiện công năng/sửa lỗi. 2. Độ hoàn thiện cũng như tính sáng tạo của giải pháp tự động cấp phát tài nguyên. 3. Mức độ mô phỏng dữ liệu. Gợi ýĐể thực hiện tốt bài thi, thí sinh cần làm quen với các services trong OpenStack (Nova, Neutron… đặc biệt là Horizon), devstack và cần nắm vững các thao tác làm việc với Docker. Thời gian làm bàiThời gian cho cuộc thi trong ngày là 08 (tám) tiếng, từ 08h00 sáng tới 16h00. Ngày và địa điểm thi sẽ được công bố cụ thể trên website OLP. Giải thưởngTheo qui chế của OLP Tin học [6], giải chính thức gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Hội đồng giám khảo sẽ căn cứ vào chất lượng các bài thi để đề nghị số lượng giải thưởng. Thông tin tham khảo[1] Horizon: http://docs.openstack.org/developer/horizon/ [2] Django: MTV Python framework https://www.djangoproject.com/ [3] Docker: https://www.docker.com/ [4] cAdvisor: https://github.com/google/cadvisor [5] Hackathon: http://en.wikipedia.org/wiki/Hackathon Hackathon là gì: http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/1245492/hackathon-la-gi [6] Chương trình tổng thể: http://www.olp.vn/olympic/noi-quy
Các cộng đồng nguồn mở hỗ trợ cho cuộc thi Vietnam OpenStack Facebook: https://www.facebook.com/VietOpenStack/ Group: https://www.facebook.com/groups/vietstack/ Slack: https://vietops.herokuapp.com/
Docker Hanoi Facebook: https://www.facebook.com/dockerhanoi |
Thư viện PMNM cho OLP'15 - Chỉnh sửa 9/11/2015
Thông báo khẩn (bổ xung, chỉnh sửa) ngày 9/11/2015 Nay sửa : 8. Về số lượng sinh viên tham gia
Sửa thành: 8. Về số lượng sinh viên tham gia
Mong các Trường, các Đội tuyển tham dự nọi dung PMNM thông cảm và chấp hành Quy chế. Theo đề nghị của HĐGK PMNM, BTC dự kiến thi OLP nội dung PMNM (FOSS) năm 2015 tiếp tục theo phong cách hackathon như năm 2014, song năm 2015 sẽ tăng thời lượng lên 8 tiếng thi liên tục (từ 8-16h không nghỉ). BTC sẽ bố trí nước uống và đồ ăn trưa cho các đội ngay tại phòng thi.
1. Thư viện nguồn mở chínhOslo.log: Thư viện nguồn mở trong dự án OpenStack [1], cung cấp các API giúp chuẩn hoá cấu hình, định dạng vào ra của log cho tất cả các dự án con trong OpenStack. (http://docs.openstack.org/developer/oslo.log/index.html ) Django: Dự án con trong OpenStack, là một ứng dụng web cung cấp giao diện hỗ trợ tương tác giữa người dùng và các tính năng của các dự án con trong OpenStack như Nova, Neutron, Glance ... Horizon được xây dựng từ framework Django [2] trên nền ngôn ngữ lập trình Python. (http://docs.openstack.org/developer/horizon/ )
Các đội tuyển sẽ đọc, nghiên cứu, phân tích, và tìm hiểu thư viện và dự án nguồn mở này để nắm được các chức năng chính, các giao tiếp, các thành phần (module) chính, cách sử dụng và cách mở rộng tính năng trong bộ thư viện và dự án.
Nội dung đề thi cho phần thi “Phần mềm nguồn mở” (PMNM) sẽ bao gồm: Thêm mới hoặc cải tiến tính năng cho một dự án PMNM có tên gọi OpenStack Horizon trong vòng 8 tiếng tại nơi thi (theo phong cách Hackathon [3]). Yêu cầu "thêm mới/cải tiến" sẽ được Ban Tổ Chức công bố trước khi thí sinh vào phòng thi. 2. Về HorizonHorizon (https://wiki.openstack.org/wiki/Horizon) là dự án con trong OpenStack, là một ứng dụng web cung cấp giao diện hỗ trợ tương tác giữa người dùng và các tính năng của các dự án con trong OpenStack như Nova, Neutron, Glance ... Horizon được xây dựng từ framework Django trên nền ngôn ngữ lập trình Python. 3. PythonPython (https://www.python.org/, cùng HTML, JavaScript và CSS) là ngôn ngữ lập trình được chọn sử dụng trong nội dung thi “Mã nguồn mở” năm nay xoay quanh chủ đề phát triển các ứng dụng nguồn mở trên nền điện toán đám mây. 4. GitGit (http://git-scm.com/) là công cụ quản lý mã nguồn được sử dụng rất nhiều tại các dự án mã nguồn mở trên thế giới. Sinh viên cần thiết phải tìm hiểu Git và sử dụng git để nộp kết quả bài thi thông qua git diff (http://www.git-scm.com/docs/git-diff).
5. Thư viện phụ thuộcpypcap (https://pypi.python.org/pypi/pypcap) là thư viện cần sử dụng để bắt các gói tin Ethernet. Sinh viên được khuyến nghị tìm hiểu thư viện này cho ứng dụng/bài toán nâng cao.
Pandas (http://pandas.pydata.org/) là thư viên để mô hình hóa và hiển thị dữ liệu sau quá trình phân tích log. 6. Những điểm mới và thay đổi trong cuộc thi OLP FOSS 2015So với các cuộc thi Olympic Nguồn mở những năm 2013 trở về trước và tiếp tục thành công của OLP FOSS 2014, cuộc thi OLP FOSS 2015 có những điểm thay đổi như sau:
7. Về hướng ra đề thiBài thi sẽ tập trung vào việc xây dựng thêm giao diện hỗ trợ mới nhằm tối ưu hóa hoặc/và cải thiện việc thẩm tra log của các services trong OpenStack. Đề bài sẽ được công bố ngay trước khi thi. 8. Về số lượng sinh viên tham gia
9. Về môi trường phát triểnA. Laptop: Khuyến khích cấu hình laptop như bên dưới hoặc tương đương.
B. Môi trường:
10. Tiêu chí đánh giáMột số tiêu chí đánh giá kết quả cuộc thi là: Mức độ tối ưu, cải thiện công năng/sửa lỗi (mã nguồn), độ hoàn thiện cũng như tính sáng tạo của giải pháp thẩm tra/phân tích log (mã nguồn), mức độ mô phỏng dữ liệu.
11. Gợi ýĐể thực hiện tốt bài thi, thí sinh cần làm quen với các services trong OpenStack (Nova, Neutron… đặc biệt là Horizon), devstack. 12. Thời gian làm bàiThời gian cho cuộc thi trong ngày là 08 (tám) tiếng, từ 08h00 sáng tới 16h00 ngày 26 tháng 11 năm 2015. 13. Giải thưởngTheo qui chế của OLP Tin học [4], giải chính thức gồm giải nhất, giải nhì và giải ba. Hội đồng giám khảo sẽ căn cứ vào chất lượng các bài thi để đề nghị số lượng giải thưởng. 14. Thông tin tham khảo[1] Oslo: OpenStack Common Library project https://wiki.openstack.org/wiki/Oslo [2] Django: MTV Python framework https://www.djangoproject.com/ [3] Hackathon: http://en.wikipedia.org/wiki/Hackathon Hackathon là gì http://vnreview.vn/tin-tuc-xa-hoi-so/-/view_content/content/1245492/hackathon-la-gi
[4] Chương trình tổng thể: http://www.olp.vn/olympic/noi-quy Thư viện PMNM download ở Tệp đính kèm. |
Phát động cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động 2015 vào 10/9
Trong khuôn khổ sự kiện OLP'15 và ACM/ICPC Asia Hanoi bao gồm các hoạt động dành cho sinh viên, năm 2015 sẽ hướng tới chủ đề ”Sinh viên CNTT với Sáng tạo”. Từ năm 2013 Hội Tin học Việt Nam đã phối hợp cùng Công ty Công nghệ Huawei tổ chức thành công cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động dành cho sinh viên và coi đây là một trong trong những hoạt động hiệu quả hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trẻ CNTT-TT Việt Nam. Năm 2015, với kết quả hợp tác tốt đẹp trong thời gian trước, Hội Tin học Việt Nam phối hợp cùng Công ty Huawei Việt Nam tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực trẻ CNTT-TT Việt Nam với việc tổ chức Cuộc thi Sáng tạo ứng dụng di động năm 2015 dành cho sinh viên kết hợp với sự kiện Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam. Thay mặt Ban Tổ chức, chúng tôi trân trọng kính mời Quý vị tới dự: Lễ phát động Cuộc thi Sáng tạo Ứng dụng Di động 2015 Và Giao lưu sinh viên CNTT với Sáng tạo Vào hồi 8h30’ Thứ Năm, ngày 10/09/2015 Tại: Hội trường tầng 2 nhà B, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội Số 29A, ngõ 124, Phố Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng, Hà Nội Sự hiện diện của Quý vị sẽ là niềm động viên và khuyến khích to lớn đối với phong trào sáng tạo, học tập của sinh viên với công nghệ mới. Chi tiết liên hệ: Văn
phòng Hội Tin học Vệt Nam, tầng 6, 14 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, Tel: (+844)38211725 ext 601, (chị Nguyễn Trang Nhung). Trân trọng mời các Thầy, Cô và các bạn Sinh viên tới tham gia Lễ phát động để quyết tâm sáng tạo dành giải thưởng lớn chưa từng có : 150.000.000 đồng! sẽ trao vào ngày 26/11/2015 trong OLP'15.
Xem thư mời và Điều lệ cuộc thi phí dưới |
Năm 2015 tạm ngừng tổ chức Mùa hè sáng tạo PMNM
Năm 2015 sẽ không tổ chức Giải thưởng Mùa hè sáng tạo viết ứng dụng Phần mềm nguồn mở cho sinh viên (để làm mới Giải thưởng vào các năm tiếp theo). |
THƯ VIỆN CHO PHẦN THI "MÃ NGUỒN MỞ 2013"
Hệ điều hành sử dụng cho các đội thi là Ubuntu 13.04. Môi trường phát triển tích hợp (IDE) Eclipse IDE 4.3 for Java EE, JDK 1.6 sẽ được cài đặt sẵn trên các máy của phòng thi. Các thư viện mã nguồn mở sẽ được sử dụng trong phần thi “Mã nguồn mở”: ⦁ jQuery (http://jquery.com/): Thư viện Javascript gọn nhẹ với rất nhiều tính năng, được tối ưu cho nhiều loại trình duyệt khác nhau. ⦁ jQuery Mobile (http://jquerymobile.com/): Thư viện phục vụ cho việc phát triển các ứng dụng mobile web apps một cách nhanh chóng, dễ sử dụng, tương thích HTML5 và tối ưu cho nhiều loại trình duyệt di động. ⦁ D3.js (http://d3js.org/): Thư viện phục vụ cho việc mô phỏng dữ liệu (data visualization) với rất nhiều biểu mẫu, đồ thị... đa dạng Các đội tuyển sẽ đọc, nghiên cứu, phân tích, và tìm hiểu các thư viện mã nguồn mở này để nắm được các chức năng chính, các giao tiếp, các thành phần (module) chính trong các bộ thư viện mã nguồn mở này. Đề thi cho phần thi “Mã nguồn mở” sẽ bao gồm một số bài toán Tin học và câu hỏi liên quan đến các thư viện đã công bố kết hợp với các kỹ năng, thao tác lập trình trực tiếp trên máy tính với nội dung chủ yếu dựa trên khả năng hiểu, nắm bắt, sử dụng, khai thác, sửa lỗi và nâng cấp bộ thư viện mã nguồn mở đã công khai trước khi thi. |
Đoàn Việt Nam đoạt 4 giải Olympic Tin học quốc tế
4 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Tin học quốc tế năm 2013 của đoàn Việt Nam đều đoạt giải, trong đó có 2 Huy chương (HC) Bạc và 2 HC Đồng. Đội tuyển OLP Tin học Việt Nam 2013 2 em đoạt HC Bạc là Dương Thành Đạt (học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên, ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQG Hà Nội) và Nguyễn Tuấn Anh (học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng.) Hai thí sinh đoạt HC Đồng là em Lê Xuân Mạnh (học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Lam Sơn, Thanh Hóa) và em Bùi Đỗ Hiệp (học sinh lớp 12, Trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải phòng.) Kỳ thi Olympic Tin học quốc tế năm nay được tổ chức tại Australia từ ngày 4/7 đến 14/7. Đoàn Việt Nam sẽ về đến sân bay quốc tế Nội Bài vào 21 giờ Chủ nhật ngày 14/7. |
Mùa hè sáng tạo FOSS: 15 dự án được đầu tư giai đoạn I
Thông báo của BTC về việc chấp nhận hồ sơ của 15 đội và cá nhân tham gia MHST 2013 Sau khi công bố danh sách 11 hồ sơ vượt qua vòng sơ tuyển (trên tổng số 22 hồ sơ đăng ký cho 17 ý tưởng), BTC đã rất nhanh chóng nhận được khẳng định tham dự cuộc thi của cả 11 nhóm này. Các đội dự án này sẽ được nhận tài trợ đợt 1 (2 triệu VNĐ) từ BTC sau khi nộp hồ sơ đăng ký có chữ ký và chứng nhận của trường về cho BTC. Theo qui chế của cuộc thi, các đội có số điểm trung bình vượt qua 50/100, quyết tâm tham gia cuộc thi và được sự đồng thuận của mentor, sẽ được chấp nhận vào danh sách dự thi. Điểm khác biệt duy nhất với các đội đã vựot qua sơ tuyển là họ sẽ không được nhận tài trợ đợt 1 của BTC. Theo gợi ý của BTC, 3 đội và một cá nhân tác giả hồ sơ cho các ý tưởng 06, 14, 22 và 27 đã gửi thư cho BTC đề nghị xin được dự thi, sau khi nhận được sự ủng hộ của các mentor của các ý tưởng này và BTC đã chấp thuận. Các đội cũng được yêu cầu nộp hồ sơ đăng ký đúng thủ tục. Nay BTC xin công bố danh sách chính thức 15 đội và cá nhân tham gia MHST 2013. Hai mailing lists là mhst.teams@lists.vfossa.vn và mhst.mentors@lists.vfossa.vn đã được thiết lập để làm diễn đàn trao đổi cho lần lượt các nhóm sinh viên và các mentors. Hiện nay email tất cả thành viên các nhóm dự án và các mentors đã được cho vào các danh sách này. Đăng ký vào các mailing lists này là mở, nghĩa là các teams có thể tự đăng ký vào danh sách mentors và ngược lại. Chỉ cần truy cập các links sau đây và làm theo hướng dẫn: http://lists.vfossa.vn/mailman/listinfo/mhst.mentors http://lists.vfossa.vn/mailman/listinfo/mhst.teams Nhóm điều phối phong cách nguồn mở của BTC sẽ nhanh chóng gửi đến các bạn các thông tin và hướng dẫn cần thiết để thực hiện một dự án PMNM theo đúng phong cách của cộng đồng PMNM quốc tế. BTC xin cảm ơn các bạn sinh viên và các mentor đã rất nỗ lực tham gia cuộc thi. Nếu có bất kỳ thắc mắc, góp ý hoặc yêu cầu gì, xin các bạn đừng ngại viêt thư cho BTC (địa chỉ btc[dot]mhst[at]vfossa[dot]vn) . Chúc các đội thực hiện dự án thành công! Thân ái, Nguyễn Hồng Quang Chủ tịch HĐGK MHST 2013 Danh sách đội dự thi MHST 2013
(*) Dự án không được nhận tài trợ (đợt 1) của BTC |
Tham gia Mùa hè sáng tạo năm 2013
BTC Mùa hè sáng tạo 2013 xin trân
trọng thông báo: Danh sách 29 ý tưởng dự án Cảm ơn các bạn phổ biến thư này đến
các bạn SV yêu thích FOSS Các bạn không còn là SV vẫn có thể
tham gia hỗ trợ các nhóm SV làm các Hãy tham khảo website của cuộc thi (http://mhst.vfossa.vn) thường xuyên BTC xin cảm ơn sự quan tâm và tham gia của các bạn. Thân ái, T/M BTC MHST 2013 Nguyễn Hồng Quang Chủ tịch HĐGK |